Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Kỹ Năng Giao Tiếp

Cải thiện ngoại hình

1. Lựa chọn mái tóc phù hợp
 Tránh ngủ sớm dậy sớm ăn khuya chất béo
2. Lựa chọn trang phục phù hợp
3. Lựa chọn phụ kiện phù hợp
4. Thực hành ngay hôm nay
Cải thiện dáng vẻ nét mặt giọng nói

Cải thiện dáng vẻ nét mặt giọng nói

1. Tập giáng đi thẳng
đứng trước gương và nhìn thẳng mặt mình trong gương nếu cây thước vuông góc với gương là oke.
luyện tập thường xuyên cho đôi chân dẽo dai
đặt một cuốn sách lên đầu và tập đi sao cho cuốn sách không bị rơi
2. Thể hiện cử chỉ tích cực
- Nhìn vào sống mũi, hay giữa 2 mắt của người đối diện, đôi lúc nên chuyển hướng 1 chút để cho cả 2 thoải mái
- Cho họ thấy đôi bàn tay của mình
- Ngồi thẳng lưng nhìn về phía người khác
- Cử chỉ nên tránh: bĩu môi, cúi đầu, vân vê tà áo, khoanh tay, nhìn đi nơi khác, chống cằm
                 "Luôn ghi nhớ những điều trên và thực hành thường xuyên"

3. Nở một nụ cười thân thiện
4. Tập nói lớn
5. Đồng nhất ngôn từ giọng điệu ngôn ngữ cơ thể
Bước 1: Hiểu đúng tầm quan trọng của ngôn từ, giọng điệu, ngôn ngữ cơ thể
Bước 2: Tập diễn vở kịch con thuyền ma


Các điểm chính trong bài học:
  • Các bước để hình thành phong thái tự tin: bước 1: tập dáng đi thẳng, bước 2: thể hiện cử chỉ tích cực, bước 3: nở một nụ cười thân thiện, bước 4: tập nói lớn, bước 5: đồng nhất ngôn từ, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể
Bài tập thực hành ngày hôm nay:
  • Bài tập nở nụ cười thân thiện: Hãy dành 10 phút để đứng trước gương và tập nở 1 nụ cười với 2 tình huống khác nhau: 1 tình huống là giơ tay chào và cười thật tươi, 1 tình huống là mỉm cười thật nhẹ nhàng và khẽ gật đầu chào. Hãy tự đánh giá xem nụ cười của bạn đã ổn chưa hay vẫn còn gượng gịu. Nếu có điều kiện thì bạn hãy quay video clip bằng điện thoại hoặc máy ảnh của bạn hoặc nhờ bạn bè của bạn nhìn và đánh giá giùm xem nụ cười của bạn đã ổn chưa. Hãy tập ít nhất 20 lần cho bạn tập này để có một nụ cười thật tự nhiên nhất bạn nhé.
     
  • Bài tập nói lớn: Hãy lấy 1 cuốn sách mà bạn ưa thích, sau đó chọn ra 2 trang bất kỳ và tập đọc với âm lượng đủ to để một người ngồi cách bạn 5 mét vẫn có thể nghe rõ ràng. Trong bài tập này, hãy tập nói  tròn tiếng, không bị lắp, không quá nhanh hoặc quá chậm. Bạn có thể thực hành bài tập này hàng ngày để có thói quen nói to hơn, rõ ràng hơn và tự tin hơn.

Bài 5: Đồng nhất ngôn từ, giọng điệu, ngôn ngữ cơ thể 


Các điểm chính trong bài học:
  • 3 yếu tố chính trong giao tiếp mặt đối mặt: ngôn từ, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể.
  • Một thông điệp chỉ có thể được truyền đạt hiệu quả nhất khi có sự đồng nhất giữa ngôn từ, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể
  • Theo giáo sư Albert Mehrabian, trong những thông điệp truyền tải cảm xúc và thái độ của bạn, ngôn từ chỉ chiếm 7% tầm quan trọng, giọng điệu chiếm 38% tầm quan trọng và ngôn ngữ cơ thể chiếm 55% tầm quan trọng. Nguyên tắc này được biết đến với tên gọi: nguyên tắc “7%-38%-55%”. 
 
Bài tập thực hành ngày hôm nay:
 
Bài tập 1: Diễn vở kịch "Con thuyền ma": (2 phút) Bài tập thực hành này sẽ giúp cho bạn làm quen dần với việc thể hiện cảm xúc của mình. Trong bài tập này, bạn sẽ là nhân vật chính trong đoạn đầu vở kịch “con thuyền ma”. Bạn sẽ nghe giọng đọc của MC và bạn sẽ thể hiện ngôn ngữ cơ thể của mình, bao gồm: nét mặt, ánh mắt, nụ cười, cử động tay, chân cho phù hợp với tâm trạng của nhân vật chính trong câu chuyện. Hãy sử dụng trí tưởng tượng của mình để thêm bớt cho phù hợp nếu bạn muốn. Phần diễn kịch này chỉ kéo dài khoảng 2 phút. Bạn có thể thực hành đi thực hành lại nhiều lần cho quen. Bạn đã sẵn sàng chưa nào?
 
“Một đêm nọ, bạn đang lim dim ngủ thì chợt tỉnh giấc bởi tiếng sóng vỗ rì rào. Bạn giật mình, ngồi bật dậy, mở to mắt và nhìn xung quanh. Bạn há hốc mồm, đôi mắt lộ rõ vẻ kinh ngạc vì bạn thấy mình đang ở trên một hòn đảo nhỏ và xung quanh bốn bề là biển cả. Bạn lộ rõ vẻ hoảng sợ. Tim bạn đập thình thịch, thình thịch, thình thịch. Bạn thở gấp và xoa xoa 2 bàn tay cho bớt lạnh và bớt sợ. Sau khi ngồi yên chừng vài phút, bạn dần lấy lại sự bình tĩnh. Hơi thở trở nên đều hơn và thoải mái hơn. Bạn đứng dậy, đưa tay phải lên trán và làm động tác nhìn xung quanh. Đột nhiên, bạn hướng người một chút về phía trước để nhìn rõ hơn. Ở phía xa, rất xa đằng kia, dường như có một con tàu đang di chuyển. Bạn chụm 2 bàn tay thành hình chiếc loa trên miệng và hét lên thật to “Cứu tôi với! Cứu tôi với! Cứu tôi”. Bạn hét lên liên tục trong vòng 10 phút nhưngdường như không ai nghe thấy tiếng bạn cả. Gương mặt bạn bắt đầu xịu xuống, hai tay bạn thả lỏng, bạn khụy xuống, chống hai đầu gối và hai tay xuống đất và gục mặt khóc thành tiếng. Hic hic hic hic. Bạn nhăn mặt, lắc đầu, không tin được vì sao chuyện này lại xảy ra với mình. Đột nhiên, cảnh vật xung quanh sáng lên một cách kỳ lạ. Bạn ngước mặt lên nhìn và thấy trước mặt mình là một con thuyền to khủng khiếp và lấp lánh ánh vàng đang bay trên không trung”
 
Phần đầu vở kịch đến đây là hết. Hy vọng rằng qua vở kịch ngắn phía trên với rất nhiều các động tác và tâm trạng của nhân vật, bạn sẽ dần tập luyện được sự phối hợp ăn ý giữa cảm xúc bên trong của bạn và ngôn ngữ cơ thể biểu hiện bên ngoài của bạn. Trong những lần thực hành tiếp theo, bạn có thể thực hành nâng cao hơn bằng cách tự đọc lời thoại và thực hành ngôn ngữ cơ thể phù hợp với ngôn từ, giọng điệu của bạn. Khi bạn thực hành bài tập này tốt rồi thì bạn sẽ có được khả năng kể được các câu chuyện thú vị cho người nghe rồi đấy.
 
Bài tập 2: Thực hành các câu nói phổ biến: (10 phút) Hãy lấy 1 cuốn sách mà bạn ưa thích, sau đó chọn ra 2 trang bất kỳ và tập đọc với âm lượng đủ to để một người ngồi cách bạn 5 mét vẫn có thể nghe rõ ràng. Trong bài tập này, hãy tập nói  tròn tiếng, không bị lắp, không quá nhanh hoặc quá chậm. Bạn có thể thực hành bài tập này hàng ngày để có thói quen nói to hơn, rõ ràng hơn và tự tin hơn.

Hãy đứng trước gương và dành ra khoảng 10 phút để thực hiện bài tập thực hành sau đây. Hãy cố gắng có được sự đồng nhất giữa ngôn từ, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể khi nói ra những thông điệp sau:
1.Cám ơn
2.Xin lỗi
3.Anh yêu em / Em yêu anh
4.Anh nhớ em / Em nhớ anh
5.À bạn ơi, cho mình hỏi?
6.Bạn thật tốt bụng
7.Mình rất tin tưởng vào bạn
8.Tôi có thể làm được.
 
Để làm được điều này, bạn cần phải thực hành thường xuyên cho nhuần nhuyễn. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cũng như rèn luyện sức khỏe, ngay cả khi bạn có kỹ năng giao tiếp hoặc sức khỏe tốt rồi thì bạn vẫn phải thực hành thường xuyên chứ nếu không sẽ rất dễ bị mất phong độ.
 
Nếu bạn có máy ảnh có chức năng quay phim, hãy quay phim trong lúc bạn thực hiện, sau đó xem lại đề điều chỉnh cho tốt hơn. Bạn cũng có thể đưa đoạn phim này cho 5 người bạn của bạn xem và góp ý. Nếu đa số nói rằng đã ổn rồi thì bạn đã thành công rồi đấy.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét