Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2015

Kinh nghiệm của anh chị đi trước

Hi mọi người. Mình cũng đóng góp 1 chút.
Bữa nay rảnh nên zô ngồi đọc từ đầu đến cuối thì thấy đa số đều là kinh nghiệm về chọn ngành nghề và về kỹ thuật, còn mình xin góp ý một chút về thái độ và phong cách làm việc.Nói chung là mình làm cũng được một thời gian nên cũng có cơ hội tiếp xúc và transfger với một số bạn mới ra trường, lần đầu đi làm, qua đó thì cũng có vài góp ý:
-Đầu tiên là thái độ tập trung trong công việc, cái này quá cần thiết rồi không nói nhiều, tạo thói quen ghi chép cho bản thân- nhiều bạn rất lơ đễnh, nói trước quên sau, làm lộn rất nhiều mà nhắc note lại vẫn không làm.
Kỹ năng nghe và hiểu: nghe một hiểu mười, cái này được các sếp đánh giá rất cao, một vấn đề mà cấp trên chỉ cần nói sơ qua là bạn đã hiểu và làm tốt thì sẽ ghi điểm rất tốt. còn người lại giai đoạn đầu người ta có thể giành thời gian giải thích nhưng chuyện này không thể kéo dài mãi được. Và kỹ năng này cũng phải rèn luyện để có. Nhân tiện thì vấn đề này cũng liên quan đến kiến thức của bạn nữa. Người nói phải có người nghe, và muốn việc trao đổi thoải mái, dễ dàng thì mình phải nắm vững kiến thức cơ bản, dĩ nhiên là không bằng người kia nhưng phải có cái gì đó để ứng đối, chứ nói trao đổi với 1 người mà như đàn gảy tai trâu thì chẳng ai muốn đúng không? Đặc biệt: khi được giao việc nếu không hiểu vấn đề gì, hay lơ mơ gì đó phải hỏi lại ngay tránh trường hợp làm cho đã đến khi review lại thấy sai yêu cầu, hoặc nghe sơ sơ về tự mò, đến khi sếp qua xem thì vẫn đang mò 
-Kỹ năng thuyết trình: cái này ngày xưa mình không đề cao, nhưng đi làm mới thấy rất cần, các bạn không cần phải đứng trên sân khấu hay trên bục để diễn thuyết mà chỉ đơn gian là trình bày lên quan điểm của mình thôi, đó cũng là một vấn đề quan trọng. Mình đã gặp qua vài trường hợp nắm rõ kiến thức nhưng khi được hỏi lại không thể diễn đạt được, điều này ảnh hường đến đánh giá của người khác về bạn và cũng ảnh hưởng đến cả công việc của bạn và team.
- Quyền lợi của mình thì phải đòi: nghe rất là hợp lý những lại có chỗ không hợp lý nhỉ. Mình là sinh viên mới ra trường, mới zô làm thì không dám đòi hỏi, yêu cầu này nọ (ngày xưa mình cũng thế). Nhưng đó là quyền lợi của mình thì phải mạnh dạn đề nghị nha các bạn. Làm một thời gian nếu cảm thấy mức đãi ngỗ không tương xứng với năng lực thì các bạn có thể mail cho quản lý yêu cầu điều chỉnh trước khi đưa ra quyết định ra đi . 
- Hòa đồng, năng động: năng động thì có thể không , nhưng hòa đồng thì bắt buộc, môi trường làm việc bây giờ chủ yếu là bầy đàn, nếu bạn sống tự kỷ, cô lập sẽ bị đào thải ngay. Phải tạo được mối quan hệ với tất cả các thành phần, từ người xấu kẻ tốt, quản lý, đồng nghiệp, nhân sự, kinh doanh... 
Cuối cùng: cuộc đời cũng như công việc luôn có 30% vất vả và 70% nhẹ nhàng, người thông minh thì người ta tập trung 30% vất vả đó trong khoảng thời gian đầu, ăn ngủ sống chết với nó,giải quyết xong nó thì khoảng thời gian sau sẽ nhẹ nhàng, dễ dàng. Còn những người còn lại lại trộn lẫn 30 và 70 phần đó, có khi đến cuối đời rồi vẫn chưa xong 30% kia. 
Đôi lời chia sẻ. Chúc thành công.
                                                                                Trần Ngô Hoàng Thành                                     


Chào các em.
Anh cũng có một số lời khuyên cho các em như sau:
Tiếng Anh: không có gì phải bàn cãi.
Căn bản: nên học kĩ OOP, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật 1, và cơ sở dữ liệu (SQL). 
+Nâng cao: Design Pattern ( học 23 mẫu cơ bản).
- Technical 
+ Java Dev: Framework: Spring, Hirbernate ( hay JPA), jsp, servlet, jUnit, Nio, Netty
+ .Net Dev: Asp.net MVC, Unity or Mef ( giống Spring bên Java), Entity ( giống Hibernate), Enterprise library.
+ Web: HTML, CSS, jQuery, PHP, Angular Js, Node Js, Ruby on Rails.
Theo anh, nếu muốn đi làm ở một công ty lớn, việc đầu tiên nên tham gia và các đợt thực tập hay fresher để có thể thích nghi với môi trường làm việc và đồng thời thể hiện khả năng của mình. Vì là thực tập nên không bị gò bó quá nhiều vào deadline, release cho khách nên đây là cơ hội cho các em thể hiện khả năng của mình, và lý do cuối cùng là nếu được deal lương khi phỏng vấn chính thức thì người phỏng vấn đã biết phần nào năng lực của mình, nên không quá khó cho 2 bên. (tầm 350 - 400 ( đã tính phụ cấp - bảo hiểm thất nghiệp) cho SV mới ra trường là OK).
p/s: Nhiêu đó thôi, chúc các em có những quyết định tốt cho tương lai của mình.
thôi anh đi ASUS Expo 2014 đây. )
                                                                                   Nguyễn Hoàn                                                    

Mình mới đi làm cũng hơn 3 tháng thôi, nhưng cũng có cơ hội làm cho 2 công ty và tiếp xúc, quen biết với nhiều nhà tuyển dụng, mình muốn chia sẻ cho các bạn chưa có nhiều kinh nghiệm một vài điều như sau:
1. Về Kỹ thuật, chuyên môn: Mình thấy rất nhiều bạn hỏi về vấn đề là nên đi theo hướng nào, ngôn ngữ nào thì lương cao. Việc này thật ra không quá quan trọng, chỉ trừ khác biệt quá lớn như phần cứng với phần mềm. Còn các ngôn ngữ như Java, .Net, PHP, Ruby on Rails... đều có thể exchange qua lại chỉ cần bạnvững lập trình căn bản và có khả năng đọc hiểu các framework, thuật toán . Ở đại học, mình chỉ biết .Net, chưa bao giờ làm front-end, giờ mình code Java, CSS, HTML, Jquery, Javascript, cũng không có vấn đề quá lớn.

2. Việc chọn công ty: Theo ý kiến riêng của mình, với những bạn chưa có kinh nghiệm, lập trình chưa vững, hãy chọn công ty lớn có các chương trình cho intership, fresher, nơi có không gian, có thời gian cho các bạn học hỏi. Có thể một số công ty tuyển đại trà và lương ở mức tương đối thật, nhưng với các công ty lớn như vậy bạn có thể học rất nhiều kinh nghiệm lập trình, mô hình, quy trình của họ. Ở một số công ty nhỏ, lương cao thì cao thiệt, nhưng việc tự bơi và chạy theo tiến độ project khá nặng nên cơ hội cho các bạn nâng cao kĩ năng rất ít. Đừng nghĩ là cty được llợi gì mà hãy nghĩ mình được lợi gì từ cty

3. Full stack: Mình nghĩ đi theo hướng full stack (Có nghĩa là biết làm tất cả mọi việc trong quy trình làm phần mềm, biết hết từ server, data đến Backend, UI, UX,... bạn sẽ kiêm cả BA, Dev Back-end, Dev Front-end, quản trị database, tester... ) rất dễ mang đến thành công cho các bạn, đi đâu cũng làm được, dễ lên vị trí cao hơn. Các công ty lập trình giờ cũng bắt đầu tìm hiểu và theo hướng này. Các bạn có thể tìm hiểu về scrum và agile.

4. Tố chất để được tuyển dụng: có 2 yếu tố cực kì quan trọng mà đi đâu mình cũng được nhắc tới. 
Thứ nhất là Đạo đức, thái độ: Người giỏi không thiếu, chỉ có người với thái độ tốt là khó tìm. Thái độ tốt ở đây là thái độ nghiêm túc với công việc của mình, cởi mở với những cái mới và sẵn sàng hỗ trợ mọi người. Một bạn Developer mới ra trường có thể được train về Ruby on Rails hoặc iOS trong 1-2 tháng và làm được việc ngay, nhưng một người kênh kiệu và tự cao thì rất khó để thay đổi họ. Mình làm 2 công ty và đã chứng kiến các bạn cực kì giỏi nhưng chỉ biết có một mình mình ra đi rồi. Đạo đức nữa, mình nghĩ các bạn hãy thành thật, thậm chí các bạn xin nghỉ việc vì cty khác offer lương cao hơn, cũng hãy nói thẳng. Mình nghe rất nhiều nhà tuyển dụng nói rằng họ không thích nghe vòng vo, hôm trước vừa nghe bạn báo nghỉ làm để dành thời gian học, hôm sau đã thấy check-in ở cty khác, cái nhìn của họ về bạn sẽ không tốt là một chuyện, chuyện khác là các nhà tuyển dụng dù ở công ty đối thủ, cạnh tranh nhưng vẫn hay đi cafe, liên lạc và trò chuyện với nhau. Những gì bạn đã làm ở cty cũ, đừng nghĩ họ không biết.
Thứ hai là Kỹ năng (làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, tiếng anh, giao tiếp...). Theo ý kiến chủ quan của mình, cái này quan trọng hơn cả technical. Các bạn có skill tốt hơn luôn có một bảng đánh giá tốt, lương cao hơn hẳn các bạn dev pro (mà chỉ biết code thôi). Anh manager của mình có chia sẻ trong những đợt interview anh luôn đánh giá các bạn có tham gia hoạt động nhóm, đoàn-hội, các chương trình tình nguyện xã hội hoặc có một team, một club riêng cao hơn các bạn khác vì những bạn này sẽ thân thiện, biết cách làm việc, phối hợp với người khác hơn.
Tiếng Anh cũng rất quan trọng. Có những cty không sử dụng tiếng anh vẫn thích tuyển người giỏi tiếng anh. Và chắc chắn là nếu bạn muốn lên vị trí cao hơn thì yếu tố đó là điều không thể thiếu

5. Hãy tập cái nhìn của user, để cái "tâm" vào việc mình làm: Từ lúc code các phần mềm nhỏ đem bán cho đến lúc làm cty như bây giờ, có một số chuyện làm mình bất ngờ nhưng ngẫm lại thấy rất đúng. Có những chuyện dev hay nghĩ là rất dễ, để từ từ code sau, nhưng với user lại là 1 chuyện rất quan trọng, hơn cả việc bạn release cho họ chức năng mới nữa, chẳng hạn như sort, search, hoặc là hiện giờ theo 24h/12h... mà những việc này bị 1 cái là ở đại học không chú trọng. Các bạn làm đồ án, luận văn, thầy cô thường chú trọng vào các technical mới, các thuật toán. Còn đi làm cty, chỉ cần 2 cái input lệch nhau 1px, hoặc cùng 1 loại input nhưng trang này validation min là 0, trang kia min là 1 thì task của bạn cũng fail rồi (mặc dù trang kia là task của người khác đi chăng nữa). Việc này cho thấy không những bạn phải quan tâm task của bạn mà còn phải quan tâm task của member khác nữa.
                                                                                                                                                09520460                                       


Nắm vững 3 cái này trước: Java Core, OOP và Java Design Pattern.
Từ đó nghiên cứu về các framework của Java sẽ tương đối là suôn sẻ 

Với hướng đi là J2EE thì một số thứ sau nếu biết nhiều sẽ rất lợi hại nè:
1/ Java Annotation
2/ XML
3/ Eclipse (o3o)/
3/ Maven/Ant 

                                                                                                                                               Nguyễn Hoàng Đức                                     

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét